Nhật bản “khó tính” trong tiêu chuẩn các sản phẩm ngành hàng mẹ và bé

Nhật bản “khó tính” trong tiêu chuẩn các sản phẩm ngành hàng mẹ và bé

Người Nhật không chỉ được ca ngợi bởi phẩm chất chính trực, đáng tin cậy mà hàng Nhật cũng nổi tiếng khắp thế giới bởi những tiêu chuẩn khắt khe.

Người Nhật cho rằng “Chất lượng sản phẩm là danh dự quốc gia” vì vậy mỗi công ty đều phấn đấu không ngừng vì thể diện cho chính họ và quốc gia của mình.

Tại Nhật các hàng hóa trước khi đến tay người tiêu dùng đều phải đảm bảo thông qua nhiều khâu kiểm định nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn nhất định.

Được kiểm soát chất lượng trực tiếp từ các nhà sản xuất, mỗi sản phẩm trước khi được lưu hành rộng rãi phải được cấp chứng nhận theo từng ngành nghề sản xuất.

Đối với các sản phẩm dành cho trẻ em lại càng được quan tâm đặc biệt hơn.

Nhiều chứng nhận nghiêm ngặt được đưa ra để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em. Có thể kể đến phổ biến nhất là chứng nhận SG (Safety goods) áp dụng cho các thiết bị phúc lợi, đồ nội thất, xe đạp, sản phẩm giải trí.

Trong nhóm sản phẩm này, người Nhật thường sử dụng nhãn hiệu búp bê cho “thực phẩm dành cho mục đích đặc biệt” phù hợp với những đối tượng hạn chế cụ thể như người ốm và trẻ sơ sinh dựa trên Luật Nâng cao Sức khỏe.

Nhãn hiệu thực phẩm cho mục đích đặc biệt.

Nhãn hiệu thực phẩm cho mục đích đặc biệt.

Theo Hiệp hội An toàn Sản phẩm Nhật Bản, nếu một sản phẩm có đóng dấu SG bị lỗi và xảy ra thương tích cá nhân cho người tiêu dùng do lỗi đó, nhà sản xuất có khả năng phải bồi thường lên tới 100 triệu yên.

Tiêu chuẩn khắt khe cho nhóm sản phẩm trẻ em

Cơ thể của trẻ có nhiều điều khác biệt so với người lớn, những điều phù hợp với người lớn chưa chắc đã tốt với bé.

Trẻ em – người dùng mẫn cảm

Trẻ sơ sinh có đặc điểm cơ thể và nhu cầu chăm sóc khác với người trưởng thành. Làn da trẻ sơ sinh thường rất dễ bị tác động bởi các chất kích thích và dễ gặp những tổn thương như bị phát ban, chàm, rôm sảy.

Trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung có những đặc điểm cơ thể cần chế độ chăm sóc đặc biệt.

Trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung có những đặc điểm cơ thể cần chế độ chăm sóc đặc biệt.

Cơ thể trẻ em ít kháng thể hơn so với người lớn. Chúng cần hít thở nhiều không khí và bổ sung nhiều nước trong ngày.

Trẻ nhỏ chưa đủ nhận thức về cách giữ an toàn cho bản thân, Chúng thường xuyên đưa tay vào miệng mà không để ý đến những vi khuẩn bám vào.

Vì cơ thể trẻ em và người lớn khác nhau nên các sản phẩm sử dụng cho trẻ cũng cần phải riêng biệt để tránh những tác hại hóa chất từ sản phẩm người lớn.

Trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại, chất phụ gia… có trong các sản phẩm công nghiệp cho người lớn.

Tờ Healthy Babies Bright Futures đã công bố một báo cáo vào năm 2019 cho biết đã tìm thấy các kim loại độc hại trong 95% thực phẩm trẻ em được lấy ngẫu nhiên ra khỏi các kệ siêu thị và đem đi thử nghiệm.

Các thành phần thức ăn cho trẻ em trong một số sản phẩm nhất định chứa tới 91 lần mức asen vô cơ, gấp 177 lần mức chì, 69 lần mức cadmium và gấp 5 lần mức thủy ngân cho phép trong nước đóng chai.

Báo cáo cũng cho biết mặc cho những nguy hại đó tới sức khỏe trẻ em, các công ty vẫn đang tiếp tục kinh doanh các sản phẩm kém chất lượng đó.

Các thành phần thức ăn cho trẻ em trong một số sản phẩm nhất định chứa các kim loại độc hại.

Các thành phần thức ăn cho trẻ em trong một số sản phẩm nhất định chứa các kim loại độc hại.

Tất cả các kim loại nặng này đều có liên quan đến ung thư, bệnh mãn tính và các tác dụng gây nhiễm độc thần kinh, có thể gây ra tác hại nghiêm trọng đối với não của trẻ đang phát triển.

Nhạy cảm với sản phẩm hàng ngày

Môi trường tương tác là những gì sẽ quyết định cho con cái của chúng ta khỏe mạnh hay bệnh tật.

Vì vậy, việc xem xét các thực tiễn để biết cách tăng cường sức khỏe môi trường cho trẻ nhỏ là điều cần thiết.

Các em bé mới sinh có hệ tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện, lượng men tiêu hóa tiết ra ở trẻ nhỏ không nhiều như đối với người trưởng thành. Vì vậy nếu trẻ nhỏ thường hay gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng kém.

Cha mẹ cần kiểm tra lại độ an toàn trong thức ăn hàng ngày của bé như ngũ cốc, cháo, các loại sữa bột…

Ngoài ra, da nhạy cảm của trẻ thường dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài tiếp xúc hàng ngày như sản phẩm giặt giũ có chứa hóa chất trong quần áo bé, sản phẩm vệ sinh, tã giấy thường dùng và chăm sóc da nhiều mùi hương nhân tạo, thời tiết nóng bức…

Bởi những tác nhân này, da bé có thể trở nên nhạy cảm hơn và dễ gặp các vấn đề về bệnh da liễu.

Để đảm bảo chất lượng đồ dùng cho con, các bậc cha mẹ nên mua ở các kênh bán hàng chính thức, các siêu thị lớn để tránh hàng giả, nhái kém chất lượng.